E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.


Join the forum, it's quick and easy

E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.

E-learning

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Việt Nam cuối thời nguyên thủy

    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    Việt Nam cuối thời nguyên thủy Empty Việt Nam cuối thời nguyên thủy

    Bài gửi by happyboy1992 11/1/2008, 7:15 pm

    Vào cuối thời nguyên thuỷ, các bộ lạc
    sống trên đất nước ta bước vào thời phát triển nghề luyện kim và nghề
    nông trồng lúa nước, hình thành những nền văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh và
    Đồng Nai - Cần Giờ trên cả ba vùng của đất nước chúng ta.


    1. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước

    Khoảng 3000 – 4000 năm cách ngày nay, các bộ lạc
    sống rải rác trên đất nước ta, trên cơ sở trình độ phát triển cao của
    kỹ thuật chế tác đá và làm gốm, đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu
    đồng và thuật luyện kim để chế tạo các công cụ. Nghề nông trồng lúa
    nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.

    Trong các di tích văn hoá cách ngày nay khoảng 4000 năm, các
    nhà khảo cổ tìm thấy một số hiện vật bằng đồng như dùi đồng, dây đồng,
    các cục xỉ đồng, cục đồng.

    Câu hỏi: - Việc tìm thấy các hiện vật bằng đồng nói lên điều gì?

    2. Những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thuỷ

    a) Từ Phùng Nguyên (văn hoá đồ đồng) đến văn hoá Đông Sơn (sơ kì sắt) ở miền Bắc

    Đầu thiên niên kỉ thứ II trước Công nguyên, các bộ lạc
    sống ở vùng lưu vực sông Hồng đã đưa kỹ thuật chế tác đá lên đỉnh cao,
    đồng thời biết sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công
    cụ. Đó là chủ nhân của văn hoá Phùng Nguyên, mở đàu cho sơ kì thời đại
    đồng thau ở Việt Nam, chuyển dần lên văn hoá Đông Sơn.

    Các di tích văn hoá Phùng Nguyên được phát hiện ở nhiều nơi
    thuộc vùng Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây,
    Hà Nội, Hải Phòng…
    Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc.
    Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá. Họ làm gồm bằng bàn xoay với
    những đồ án trang trí hài hoà và biết sử dụng một số nguyên liệu khác
    như tre, gỗ, nứa, xương để làm đồ dùng; biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia sú như trâu, bò, lợn, gà, chó…

    Đời sống tinh thần của cư dân Phùng Nguyên khá phong phú, biểu hiện một trình độ thẩm mĩ
    khá cao. Các công cụ đá được mài nhẵn đẹp mắt. Đồ gốm được trang trí
    hoa văn nhiều kiểu duyên dáng. Đồ trang sức có nhiều loại, nhiều kích
    thước khác nhau bằng đá, sừng, xương, vỏ ốc, vỏ sò được mài, khoan tiện
    tinh tế (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…). Tục chôn người chết nơi cư
    trú, chôn theo công cụ lao động và các vật dụng khác cũng rất phổ biến
    ở cư dân Phùng Nguyên.

    Cùng với các bộ lạc Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng, còn có các bộ lạc khác ở nhiều khu vực trên đất nước ta cũng đã tiến đến thời đại đồ đồng.

    Các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hoá), chủ nhân của nền văn hoá Hoa Lộc và các bộ lạc
    ở vùng lưu vực sông Lam là cư dân của một nền nông nghiệp dùng cuốc đá
    phát triển. Nghề nông giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các
    nghề thủ công làm đá, gồm đạt đến trình độ khá cao, tương đồng với cư
    dân Phùng Nguyên. Trong các di tích văn hoá Hoa Lộc, bên cạnh những
    công cụ, hiện vật bằng đá, gốm (như rìu đá có vai, cuốc đá có chuôi để
    tra cán, những đồ gốm có các hoa văn), còn có một số hiện vật bằng đồng
    (như dùi đồng, dây đồng…)

    b) Từ Bình Châu (văn hoá đồ đồng) đến Sa Huỳnh (sơ kì sắt) ở miền Trung

    Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, ở vùng Nam Trung Bộ, các bộ lạc
    Bình Châu, Long Thạnh… chủ nhân của văn hoá tiền Sa Huỳnh cũng đã tiến
    đến sơ kì thời đại đồng thau, biết đến kỹ thuật luyện kim.

    Các di tích văn hoá Sa Huỳnh được phát hiện ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà.

    Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là nông nghiệp
    trồng lúa và các cây trồng khác. Ngoài ra, họ còn làm đồ gốm, dệt vải,
    rèn sắt và làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thuỷ tinh (chuỗi hạt, khuyên
    tai…)

    Cư dân văn hoá Sa Huỳnh thường thiêu xác chết, đổ tro xương vào các vò bằng đất nung đem chôn cùng với các đồ trang sức.

    c) Từ Dốc Chùa (văn hoá đồ đồng) đến Cần Giờ (sơ kì sắt – văn hoá tiền Óc Eo) ở miền Nam

    Ở các tỉnh miền Nam cũng đã phát hiện một số di tích văn hoá đồ
    đồng như Dốc Chùa, Bình Đa, Cầu Sắt…, được gọi chung là văn hoá sông
    Đồng Nai. Đây là một trong những cội nguồn hình thành văn hoá Óc Eo.

    Các di tích văn hoá sông Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ được
    phân bố ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành
    phố Hồ Chí Minh… Các di tích văn hoá Óc Eo ở vùng Tây Nam Bộ thuộc các
    tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ…

    Cư dân văn hoá sông Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước và
    trồng các cây lương thực khác. Ngoài ra, họ còn làm nghề khai thác sản
    vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công. Bên cạnh các công cụ bằng đá là
    chủ yếu, còn có một số hiện vật bằng đồng, sắt, vàng, thuỷ tinh.

    Cư dân văn hoá Cần Giờ còn đánh bắt hải sản và mở rộng quan hệ
    giao lưu với bên ngoài, góp phần chuẩn bị cho sự xuất hiện văn hoá Óc
    Eo của cảng thị cổ ở miền Nam.

    Tóm lại, cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm đã hình thành
    những nền văn hoá lớn, phân bố ở các khu vực khác nhau, làm tiền đề cho
    xã hội nguyên thuỷ chuyển biến sang giai đoạn cao hơn.

    Câu hỏi: - Em có nhận xét gì về cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên?

    1. Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta?
    2. Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 – 4000 năm?
    3. Hãy tóm tắt những nét chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung: địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế.
    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    Việt Nam cuối thời nguyên thủy Empty Re: Việt Nam cuối thời nguyên thủy

    Bài gửi by happyboy1992 11/1/2008, 7:18 pm

    Một số bài tập
    Baì 13430
    Nguyên nhân cơ bản nào đưa đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (năm 905)

    B. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938)

    C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (938)

    D. Câu A và B đúng

    Baì 13429
    Chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938, là chiến công của ai?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Lý Thường Kiệt đánh bại quân nhà Tống

    B. Lê Hoàn đánh bại 10 vạn quân Tống

    C. Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán

    D. Câu B và C đúng

    Baì 13428
    Lợi dụng cơ hội nào quân Nam Hán kéo vào xâm lựơc nước ta lần thứ hai?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết

    B. Nộ bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn

    C. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức tiết độ sứ

    D. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn, Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán

    Baì 13427

    Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc
    đã giành được thắng lợi cơ bản, tạo điều kiện đi đến thắng lợi nào hoàn
    toàn?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Chiến thắng Bạch Đằng Năm 938

    B. Chiến thằng Bạch Đằng năm 1288

    C. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang thế kỉ XV

    D. Tất cả các chiến thắng trên

    Baì 13426
    Vào năm nào Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội)?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Năm 905
    B. Năm 906
    C. Năm 907
    D. Nă m938

    Baì 13425
    (0,5điểm) Sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Lương năm 550, Triệu Quang Phục lên ngôi làm vua, lấy hiệ là gì?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Triệu Việt Vương
    B. Triệu Nam Vương

    C. Dạ Trạch Vương
    D. Nam Việt Vương

    Baì 13424
    Người kế tục Lý Nam Đế lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược vào năm 545 là ai?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Lý Tự Tiên
    B. Lý Phật Tử

    C. Lý Thiên Bảo
    D. Triệu Quang Phục

    Baì 13423
    Sau khi lên làm vua, Lý Bí đặt quốc hiệu nước ta là gì? Dựng kinh đô ở đâu?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Đại Việt, Dựng kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

    B. Nam Việt, Dựng kinh đô ở Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây)

    C. Vạn Xuân, Dựng kinh đô ở Sông Tô Lịch (Hà Nội)

    D. Đại Cổ Việt, Dựng kinh đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc)

    Baì 13422
    Lý Bí nên ngôi làm vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Năm 542. Đặt niên hiệu là Thiên Phúc

    B. Năm 544. Đặt niên hiệu là Thiên Đức

    C. Năm 545. Đặt niên hiệu là Thái Bình

    D. Năm 546, Đặt niên hiệu là Thuận Thiên

    Baì 13421
    Cuộc khời nghĩa của Lý Bí nổ ra vào mù xuân năm 542 chống lại quân xâm lược dưới thời nhà nào của Trung Quốc?
    Chọn một đáp án dưới đây

    A. Nhà Hán
    B. Nhà Ngô

    C. Nhà Lương
    D. Nhà Triệu


      Hôm nay: 28/3/2024, 11:52 pm