E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.


Join the forum, it's quick and easy

E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.

E-learning

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    EU: Hội nghị thượng đỉnh mùa Xuân

    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    EU: Hội nghị thượng đỉnh mùa Xuân Empty EU: Hội nghị thượng đỉnh mùa Xuân

    Bài gửi by happyboy1992 27/12/2008, 9:24 am

    EU: Hội nghị thượng đỉnh mùa Xuân - Sửa đổi hai chiến lược để thúc đẩy kinh tế

    Dạng tài liệu:Bài trích bản tin
    Ngôn ngữ tài liệu:vie
    Tên nguồn trích:Tri thức và phát triển
    Dữ liệu nguồn trích:2005/Số 17/HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN:
    Đề mục:06.61 Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. Kinh tế theo vùng
    Từ khoá:EU ; Kinh tế
    Tóm tắt tiếng Việt
    Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ 25 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã họp Hội nghị mùa Xuân từ ngày 22 đến 23/3/2005 tại Brussels, thủ đô Bỉ thảo luận các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực còn đang trì trệ, điều chỉnh “Chiến lược Lisbon” được phát động cách đây 5 năm và thông qua Hiệp ước ổn định và tăng trưởng (SGP) sửa đổi, nhằm xây dựng EU trở thành khu vực kinh tế tri thức, năng động và cạnh tranh nhất thế giới vào năm 2010.
    Nội dung:
    Trước áp lực cạnh tranh kinh tế từ phía Mỹ và châu á ngày càng gia tăng và tình trạng dân số đang già đi tại các nước thành viên, các nhà lãnh đạo EU nhận thấy cần phải hướng trọng tâm vào việc tái khởi động Chương trình nghị sự Lisbon vào những mục tiêu mới nhằm tăng tỷ lệ người có việc làm, thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải cách hệ thống y tế, lương hưu.
    Cụ thể hóa những mục tiêu kinh tế
    Trước đó, ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua kế hoạch sửa đổi Chiến lược phát triển kinh tế trong 5 năm tới, dự báo năm 2010, tổng GDP của toàn EU sẽ có mức tăng trưởng bình quân 3%/năm, tạo ra hơn 6 triệu việc làm mới. Chiến lược đề ra năm 2001 còn thiếu nhiều mục tiêu, nay cần cụ thể thêm nhiều lĩnh vực như vận tải hàng hải, hàng không, sử dụng đất, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, y tế, tài trợ của EU cho phát triển... Các nhà lãnh đạo cho rằng nếu không có những biện pháp cải cách tích cực, EU khó đạt được mục tiêu đầy tham vọng trong 5 năm tới. Khởi động lại Chương trình Lisbon trong bối cảnh kinh tế khu vực này đang gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa giảm dự báo mức tăng trưởng kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro năm nay xuống còn 1,6%, so với mức tăng 3,6% ở Mỹ. Hai nền kinh tế lớn nhất khu vực này là Đức và Pháp vẫn tăng trưởng ỳ ạch, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10%. Các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí xem xét lại điều luật tự do hóa khu vực dịch vụ, vốn chiếm tới 70% GDP của EU, những chỉ chiếm 20% kim ngạch mậu dịch của khối này. EU cần phải sửa đổi kế hoạch tự do hóa khu vực dịch vụ do lo ngại khả năng đại đa số dân chúng Pháp phản đối kế hoạch tư nhân hóa, khiến họ có thể bỏ phiếu chống Hiến pháp châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 29/5 tới. Những người phản đối lo ngại kế hoạch tư nhân hóa khu vực dịch vụ châu Âu sẽ tạo điều kiện cho các công ty dịch vụ giá rẻ ở Đông Âu tràn vào Tây Âu, ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm và thu nhập của người dân khu vực Tây Âu.
    Về sản xuất lương thực, theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) vừa công bố, sản lượng ngũ cốc của EU năm 2004 đạt 290 triệu tấn, tăng 24% so với năm trước đó, mức cao nhất trong 10 năm qua, do thời tiết thuận hòa, diện tích trồng trọt được mở rộng lên tới 53 triệu ha. Riêng ba nước Pháp, Đức và Ba Lan đã sản xuất hơn một nửa tổng sản lượng ngũ cốc toàn EU, trong đó Pháp đạt 70 triệu tấn, tăng 27% so với năm 2003, Đức đạt 51 triệu tấn tăng 29% và Ba Lan đạt 29 triệu tấn tăng 24%. Sản lượng lương thực của mười nước mới gia nhập EU tăng 40% và chiếm 20% tổng sản lượng lương thực toàn EU.
    Trong lĩnh vực du lịch, theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành du lịch EU có thể đạt doanh thu 1.600 tỷ USD năm 2005 và dự báo đạt 2.100 tỷ USD vào năm 2015. Số lao động trong ngành du lịch tăng từ 24,3 triệu người năm nay lên 28,7 triệu người năm 2015, chiếm 13,75% tổng số lao động của EU. Chủ tịch WTTC, ông Jean-Claude Baumgarten cho rằng ngành du lịch EU sẽ tăng trưởng 3,2%/năm trong thập kỷ tới. Một trong những cố gắng với ngành du lịch EU là phải thu hút nhiều du khách đến từ châu á, trong đó có du khách đến từ một số nền kinh tế đang phát triển mạnh như Trung Quốc, ấn Độ. Theo ông này, ngành du lịch EU cần xây dựng các chương trình tiếp thị hấp dẫn, đa dạng hóa hoạt động dịch vụ du lịch để duy trì mức tăng trưởng cao.
    Đối xử mềm dẻo với các thành viên mới
    Tại Hội nghị thượng đỉnh lần này các nhà lãnh đạo EU còn thông qua Hiệp ước ổn định và Tăng trưởng (SGP) sửa đổi, trong đó có việc nới lỏng những quy định tài chính nghiêm ngặt trước đây của EU, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để miễn hình phạt đối với các nước vi phạm Hiệp ước. Đức và Pháp hai nước từng vi phạm mức thâm hụt ngân sách dưới 3% tổng sản phẩm quốc nội đã hoan nghênh sự nới lỏng những quy định về tài chính từng tranh cãi này. Thủ tướng Luxembourg Jean Claude Junker, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU cho biết các nước vi phạm 2 nguyên tắc cơ bản của SGP sẽ không bị chất vấn khắt khe hoặc không bị phạt do những nước này cần có thêm thời gian thực hiện. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo EU nói SGP thông qua 1997 vẫn giữ những quy định quan trọng, các nước phải hạn chế thâm hụt ngân sách ở dưới mức 3% GDP và nợ công cộng chưa tới mức 60% GDP.
    Hiệp ước sửa đổi lần này sẽ cho phép áp dụng một số quy định mềm dẻo, các nước mới gia nhập EU như Ba Lan, Hungari và một số nước khác có nguy cơ vi phạm ngân sách do họ thực hiện cải cách hệ thống lương hưu, sẽ được hưởng ân hạn 5 năm, tạo điều kiện cho những nước này gia nhập khu vực đồng tiền chung Euro. Các nhà lãnh đạo Đức nói rằng từ năm 1990 đến nay, mỗi năm họ phải chi tới 4% GDP, khoảng 80 tỷ Euro cho công cuộc tái thiết ở Đông Đức, và họ phải đóng góp nhiều cho ngân sách EU. Tại hội nghị này, ECB không đề cập tới việc thay đổi lãi suất chuẩn, song một số nhà phân tích cho rằng việc nới lỏng các quy định về tài chính cuả EU về lâu dài có thể gây sức ép làm cho lãi suất tăng.
    Ngoài việc thảo luận những vấn đề kinh tế là chủ yếu, các nhà lãnh đạo EU còn quan tâm đến những vấn đề quốc tế nóng bỏng như bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, tình hình Trung Đông, vấn đề hạt nhân tại Iran và CHDCND Triều Tiên.
    Đánh giá về mức tăng trưởng kinh tế EU hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Eurostat, kinh tế EU nói chung và kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền Euro nói riêng đã duy trì được đà phục hồi trong năm 2004, kinh tế EU tăng trưởng 2,3% và kinh tế Eurozone tăng trưởng 2%, so với mức tăng tương ứng 0,9% và 0,5% năm 2003. Chi tiêu của các hộ gia đình năm qua tăng 1,7% trong EU và tăng 1,2% khu vực Eurozone. Đầu tư tăng tương ứng 6,2% và 6%; nhập khẩu tăng 6,6% và tăng 6,3%. EC cho biết riêng trong quý I năm nay tăng trưởng GDP của Eurozone là 0,3% và sẽ tăng 0,7% trong quý II năm nay. Nhà kinh tế Holger Schmieding thuộc Ngân hàng Mỹ nhận xét những dự báo về tăng trưởng của ECB mới đây là quá lạc quan. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã hạ mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Eurozone, do nền kinh tế Đức lớn nhất trong khu vực này còn trì trệ, số người thất nghiệp ở Đức trong tháng 2 năm nay là 5,216 triệu người, chiếm 12,6% lực lượng lao động. Trong tháng 2, lòng tin người tiêu dùng trong Eurozone đã giảm xuống mức thấp nhất.
    (Thời báo Kinh tế Việt Nam, Số 64, 31/3/2005)

      Hôm nay: 29/3/2024, 2:50 pm